TS Đỗ Văn Phú: Câu chuyện thương hiệu ngành dệt may Việt Nam (Phần 1)

0
1247

Tại sao ngành dệt may nói riêng và các ngành khác nói chung Thương hiệu chủ yếu là thương hiệu sản xuất, gia công và phụ thuộc vào các thương hiệu có giá trị và vị thế của khu vực Châu Á và Quốc tế. Thương hiệu Việt không làm chủ được cuộc chơi ngay trên sân nhà mình chứ đừng nói là cạnh tranh trong khu vực lẫn quốc tế.

* TS. Đỗ Văn Phú: Tầm quan trọng của Giám đốc Tài chính CFO

 Ngành Dệt may ngoài những thương hiệu An Phước – Pierre Cardin; Việt Tiến, Thái Tuấn, … Có giá trị và vị thế cạnh tranh thì các thương hiệu khác chung là “Lớn về quy mô sản xuất, phân phối, yếu kém về giá trị thương hiệu”. (Nhắc tới không ai biết doanh nghiệp họ là ai và hiểu mơ hồ). Thương hiệu gia công, sản xuất nhìn thẳng vào sự thật cũng như những người làm công ăn lương, bán sức lao động. Ngoài ra chẳng để lại giá trị thật sự là gì? Ngoài ra trong tư tưởng định vị các bên: “Nếu không có doanh nghiệp bạn thì đầy doanh nghiệp khác làm cho tôi”. Vô tình nó kéo thương hiệu Dệt may xuống mức giá trị thấp và thấp hơn nữa.

Hình minh họa.

Câu hỏi muôn thuở suốt nhiều thập kỷ các doanh nghiệp vẫn loay hoay: Tại sao doanh nghiệp dệt may có toàn bộ những lợi thế cạnh tranh về: Nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ, nhà máy, kho vận tốt, đa dạng hóa các dòng sản phẩm dịch vụ nhưng chỉ là doanh nghiệp để người khác thuê để làm. Trong khi các doanh nghiệp có tư duy và tầm nhìn thương hiệu họ thiếu mọi thứ mà doanh nghiệp Việt có mà họ lại thành công vang dội. Nhìn các thương hiệu thời trang nổi tiếng được định giá hàng tỷ đô la: Zara, Victoria, Beckam… Thì câu hỏi thương hiệu Việt giá trị bao nhiêu và vị thế ra sao? Người ta hay nói “ Cái tên nói nên tất cả” trong thương hiệu hoàn toàn đúng.

Hãy cùng TS Đỗ Văn Phú: Chuyên gia Toán Thương hiệu Quốc tế – ĐH quốc tế HamBurg  phân tích thực trạng thương hiệu dệt may Việt Nam hiện nay (Phần 1)

Khi khách hàng và các bên liên quan nhìn vào cái tên của bạn họ đã hiểu những yếu tố then chốt như:

1/ Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp bạn mang lại cho khách hàng

2/ Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp rõ ràng về sản phẩm để nhớ

3/ Các giá trị vô hình mà doanh nghiệp bạn tạo cho khách hàng: Niềm tin, tự hào, khao khát sản phẩm, giá trị nhân văn, thông điệp mang lại cho khách hàng khi xã hội hóa thương hiệu…

4/ Sự thiện cảm và truyền thông từ các bên…

Doanh nghiệp bạn đặt câu hỏi tên “Thương hiệu” mình đã làm được những gì, đôi khi ngay cả chính nội bộ doanh nghiệp bạn cũng chẳng hiểu giá trị cốt lõi thật sự là gì và chỉ tập trung bán hàng chứ không phải là “ Bán giá trị thương hiệu” cho khách hàng.

Sau đây là những yếu tố cần thiết để xây dựng lộ trình chuẩn thương hiệu và tạo giá trị thương hiệu để doanh nghiệp bạn “ Đúng ngay từ đâu”

1/ Xây dựng “Câu chuyện thương hiệu” mang đậm giá trị cốt lõi ngành dệt may Việt:

– Sự tự hào dân tộc, truyền thống lâu đời

– Lịch sử ngàn năm văn hiến

– Hình ảnh sản phẩm có trong văn hóa Việt: Áo dài khăn đóng, dệt thổ cẩm…

– Tôn vinh giá trị người lao động, người sáng tạo ra sản phẩm…



“Sự kết tinh là những sản phẩm Đỉnh của Đỉnh mang nét hồn Việt – Đất Việt – con người Việt”



Câu chuyện thương hiệu cũng là sự định vị rõ ràng của doanh nghiệp bạn để các bên biết rõ bạn là gì và bạn tạo những giá trị gì cho họ. Nếu thương hiệu Khải Silk không bị dính Scandal bán hàng Trung Quốc thì bây giờ họ tạo được vị thế trong thị trường trong nước và ngoài nước từ định vị sản phẩm cao cấp; Các bên biết rõ thương hiệu từ tinh hoa lao động người Việt, các giá trị nhân văn thổi hồn vào nó.

Câu chuyện thương hiệu cũng cho khách hàng và các bên liên quan biết rõ : sứ mệnh, tầm nhìn, hệ giá trị mà doanh nghiệp bạn phụ vụ khách hàng . Tránh tình trạng ai cũng giống ai và một câu châm điếm “ Tôi cười họ vì họ quá giống nhau” trong thương hiệu.

Mời bạn đọc đón đọc Phần 2: Những yếu tố then chốt của ngành dệt may Việt Nam của TS Đỗ Văn Phú: Chuyên gia Toán Thương hiệu Quốc tế – ĐH quốc tế HamBurg  phân tích.