Trang chủ Tin tức Đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức vận hành sau...

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức vận hành sau 1 thập kỷ xây dựng

0
312
Sáng nay (6/11), Bộ Giao thông vận tải và UBND TP.Hà Nội chính thức ký kết bàn giao dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông để đưa vào vận hành khai thác. Sau khi Bộ Giao thông Vận tải bàn giao dự án cho Hà Nội, tàu chạy miễn phí từ 9h, những ngày sau từ 5h30 và kết thúc lúc 22h, theo Lao động.
Ảnh chụp màn hình: Thanh niên.

Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cho biết, Metro Hà Nội đã bổ sung 82 nhân sự khắc phục phòng ngừa rủi ro khi khai thác như cảnh giới an toàn tại ke ga. Tổng số nhân sự khai thác đường sắt Cát Linh – Hà Đông là 733 nhân viên.

Tuyến đường sắt này có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, mỗi toa chở được 240 hành khách, mỗi chuyến chở được 960 hành khách. Về tần suất, đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông có biểu đồ hoạt động giờ cao điểm 6 phút/chuyến, bình quân có 10 chuyến/giờ/hướng.

Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cho hay, giá vé được TP.Hà Nội phê duyệt chính thức, giá mở cửa là 7.000 đ/lượt, theo chặng là 8.000đ-15.000đ/lượt. Giá vé ngày là 30.000đ/ngày. Vé cũng được bán theo tháng (không định danh 200.000đ/người, có định danh là 100.000đ/người). Những đối tượng được miễn phí đi xe buýt sẽ được miễn phí đi tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Theo Thanh niên, cũng như xe buýt, vé đường sắt đô thị được trợ giá, bảo hiểm với hành khách nằm trong giá vé và trường hợp xảy ra thiệt hại với hành khách thì sẽ được bảo hiểm chi trả, hành khách không phải bỏ thêm đồng nào ngoài tiền vé đã mua.

Sau 13 năm từ ngày phê duyệt, tròn 1 thập kỷ xây dựng, dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông mới được đưa vào khai thác.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (tuyến 2A) dài 13 km, có tổng mức đầu tư ban đầu 8.769 tỉ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỉ đồng (khoảng 868 triệu USD). Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước, nhiều lần phải điều chỉnh tiến độ.

Từ khi khởi công vào năm 2011 đến nay, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc khiến thời gian triển khai kéo dài, chậm 6 năm so với mốc tiến độ hoàn thành dự kiến ban đầu.

Tổng mức đầu tư được điều chỉnh của dự án theo phê duyệt của Bộ GTVT là hơn 18.000 tỷ đồng, tăng hơn 9.231 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu.

Sáng 6/11, Bộ Giao thông vận tải và UBND TP.Hà Nội chính thức ký kết bàn giao dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông để đưa vào vận hành khai thác. Sau khi Bộ Giao thông Vận tải bàn giao dự án cho Hà Nội, tàu chạy miễn phí từ 9h, những ngày sau từ 5h30 và kết thúc lúc 22h. Trong 15 ngày đầu, Metro Hà Nội sẽ huy động toàn bộ nhân lực để hướng dẫn hành khách.

Tuyến đường sắt này có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, mỗi toa chở được 240 hành khách, mỗi chuyến chở được 960 hành khách. Về tần suất, đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông có biểu đồ hoạt động giờ cao điểm 6 phút/chuyến, bình quân có 10 chuyến/giờ/hướng.

Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cho hay, giá vé được TP.Hà Nội phê duyệt chính thức, giá mở cửa là 7.000 đ/lượt, theo chặng là 8.000đ-15.000đ/lượt. Giá vé ngày là 30.000đ/ngày. Vé cũng được bán theo tháng (không định danh 200.000đ/người, có định danh là 100.000đ/người). Những đối tượng được miễn phí đi xe buýt sẽ được miễn phí đi tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Cũng như xe buýt, vé đường sắt đô thị được trợ giá, bảo hiểm với hành khách nằm trong giá vé và trường hợp xảy ra thiệt hại với hành khách thì sẽ được bảo hiểm chi trả, hành khách không phải bỏ thêm đồng nào ngoài tiền vé đã mua.

Sau 13 năm từ ngày phê duyệt, tròn 1 thập kỷ xây dựng, dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông mới được đưa vào khai thác.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (tuyến 2A) dài 13 km, có tổng mức đầu tư ban đầu 8.769 tỉ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỉ đồng (khoảng 868 triệu USD). Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước, nhiều lần phải điều chỉnh tiến độ.

Từ khi khởi công vào năm 2011 đến nay, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc khiến thời gian triển khai kéo dài, chậm 6 năm so với mốc tiến độ hoàn thành dự kiến ban đầu.

Tổng mức đầu tư được điều chỉnh của dự án theo phê duyệt của Bộ GTVT là hơn 18.000 tỷ đồng, tăng hơn 9.231 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu.

Tổng hợp