Những bí mật bên trong Tử Cấm Thành – công trình vĩ đại của nhân loại

0
787

Tử Cấm Thành là cung điện hoàng tộc, là nơi ở của các hoàng đế Trung nguyên cuối cùng đời nhà Minh và nhà Thanh. Công trình bao phủ diện tích rộng lớn 720.000 m2 và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1987.

Những bí mật bên trong Tử Cấm Thành - công trình vĩ đại của nhân loại - Ảnh 1

Tử Cấm Thành là công trình có cấu trúc gỗ cổ lớn nhất thế giới. Ảnh: Ancient Origins

Tử Cấm Thành được xây dựng tại Bắc Kinh – Trung Quốc, năm thứ tư vua Chu Đệ triều nhà Minh (năm 1406 TCN) và hoàn thành năm 1420 TCN. Trong nửa thiên niên kỷ sau, Tử Cấm Thành là nơi ngự trị của 14 đế vương nhà Minh và 10 đế vương nhà Thanh.

Tử Cấm Thành được xây dựng như bản mô phỏng “Cung điện Tím” trên Thiên cung bởi hoàng đế được cho là Thiên tử. Một số lượng lớn các phiến đá được khai thác và vận chuyển phục vụ cho quá trình xây dựng. Phiến nặng nhất có khối lượng hơn 220 tấn hoặc hơn 330 tấn trước khi được đập nhỏ. Khối đá lớn nhất lấy từ một mỏ đá cách địa điểm xây dựng 70 km. Người Trung Nguyên sử dụng bánh xe từ khoảng năm 1500 TCN, người ta tin rằng đây là cách họ vận chuyển các tảng đá khổng lồ xây dựng Tử Cấm Thành.

Tuy nhiên, một tài liệu có niên đại 500 năm tuổi được dịch vào năm 2013 đã tiết lộ cách vận chuyển những tảng đá khổng lồ. Chúng được trượt hàng dặm trên những chiếc xe có cấu tạo đặc biệt và một nhóm người đàn ông kéo trên đường băng trong hơn 28 ngày. Những người khác đào giếng 500 mét và lấy nước đổ lên băng tạo độ trơn, trượt đá trở nên dễ dàng hơn.

Những bí mật bên trong Tử Cấm Thành - công trình vĩ đại của nhân loại - Ảnh 2

Một tài liệu lịch sử cho thấy những khối đá được kéo trên đường băng. Ảnh: Daily Mail

Tử Cấm Thành có 800 cung điện với 8.700 phòng. Thường dân không được phép vào trong thành vì đây là nơi ngự giá của hoàng đế và hoàng thất. Nội Đình (Hậu cung) là nơi bất khả xâm phạm, nơi đây là địa điểm hoàng đế và các đại thần họp bàn triều chính. Ngoại Đình (Tiền Triều) được sử dụng trong các lễ nghi, quan thần trong triều và ngoài nước có thể vào. Thực tế, những người đàn ông duy nhất được ở lại Nội Đình là những hoạn quan (thái giám) nhằm đảm bảo dòng máu nội tộc “thuần khiết”.

Những bí mật bên trong Tử Cấm Thành - công trình vĩ đại của nhân loại - Ảnh 3

Tử Cấm Thành có 800 cung điện. Ảnh: BigStock

Tử Cấm Thành không những là trung tâm quyền lực của Trung nguyên, nơi đây còn là địa điểm xa hoa và những thú vui thể xác. Ví như bữa ăn của Từ Hi Thái Hậu thường có 108 món ăn, lượng thức ăn có thể cung cấp cho hàng nghìn con dân nghèo đói.

Ngoài ra, các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh có một số lượng lớn thê thiếp đáp ứng nhu cầu của nhà vua. Lịch sử đã ghi nhận dưới triều nhà Thanh, có khoảng 20.000 phụ nữ làm thiếp. Mặc dù hoàng đế sống xa hoa và có quyền lực, cuộc sống cấm cửa ở Tử Cấm Thành như một chiếc lồng vàng. Mỗi khi hoàng đế đi kinh lý ngoài Tử Cấm Thành, họ đều được bảo vệ nghiêm ngặt với ngựa xe, lính gác hộ tống và đi theo một con đường thị sát sẵn có.

Những bí mật bên trong Tử Cấm Thành - công trình vĩ đại của nhân loại - Ảnh 4

Những cung điện nguy nga trong Tử Cấm Thành với thiết kế độc đáo. Ảnh: Rob Laddish

Những người phương Tây đầu tiên được phép vào Tử Cấm Thành là nhà truyền giáo người Ý Matteo Ricci và một người Mỹ tên Andreas Everardus van Braam Houckgeest. Ricci được vào thành năm 1601 vì những hiểu biết khoa học. Houckgeest vào Tử Cấm Thành năm 1795 khi nhà Thanh đang ở thời kỳ đỉnh cao quyền lực. Houckgeest kể lại rằng ông đã nhận được ân huệ khi được thết đãi món thịt gặm dở của hoàng đế.

Những bí mật bên trong Tử Cấm Thành - công trình vĩ đại của nhân loại - Ảnh 5

Tử Cấm Thành được bao quanh bởi những hào sâu 3m. Ảnh: BigStock

Ngày nay, ước tính mỗi năm có khoảng 7 triệu du khách ghé thăm địa điểm này. Số lượng khách du lịch lớn có thể đe dọa địa điểm lịch sử quan trọng này, do đó số lượng khách du lịch bị giới hạn. Chẳng hạn quy định mới cấm khách mua vé thường xuyên ghé thăm vào mùa cao điểm, khuyến khích du khách đến thăm vào buổi chiều và mua vé trước lễ hội và ngày lễ. Có lẽ đây là một bước đi đúng đắn vì nó sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho du lịch Cố Cung, nhưng vẫn cho phép công chúng có thể tiếp cận địa điểm lịch sử này.

HỒNG NGUYỄN (Theo Ancient Origins)