Khoa học hiện nay đã đủ hiện đại để dự đoán được những gì sẽ xảy ra trong Vũ trụ. Và sau đây là 7 sự kiện Vũ trụ, thiên văn cực kì đáng mong đợi trong năm 2018.
Cuộc sống dưới Trái Đất luôn tiếp diễn như xưa giờ vẫn vậy, với những đống hỗn độn, mệt mỏi với việc nhà và các hóa đơn phải chi trả đúng hạn. Nhưng trên bầu trời, những thứ tuyệt vời đang xảy ra liên tục, hãy đưa mắt nhìn lên cao vào năm mới để đón nhận những niềm vui nhé!
1. Nhật thực/Nguyệt thực
Vào năm tới, chúng ta sẽ không có nhật thực toàn phần nhưng sẽ có ba nhật thực một phần và hai nguyệt thực toàn phần. Những sự kiện này sẽ có thể được quan sát ở nhiều nơi trên thế giới.
Nhật thực.
- Ngày 31 tháng 1: nguyệt thực toàn phần ở Úc, Bắc Mỹ, Đông Á và Thái Bình Dương
- Ngày 15 tháng 2: nhật thực một phần được nhìn thấy ở một phần của Nam Cực, Chilê và Argentina
- Ngày 13 tháng 7: nhật thực một phần ở Nam Cực và mũi đất phía Nam Úc.
- Ngày 27 tháng 7: nguyệt thực toàn phần có thể nhìn thấy ở hầu hết Châu Âu, Châu Phi, Tây và Trung Á, Tây Úc
- 11 tháng 8: nhật thực toàn phần xảy ra ở vùng Đông Bắc Canada, Greenland, Bắc Âu và Đông Á
2. Mưa sao băng
Hàng năm luôn có những trận mưa sao băng xảy ra, và nếu bạn cầm theo một chiếc máy ảnh trong những lần này, bạn có thể chụp được những bức ảnh đẹp tuyệt vời.
Hai trận mưa sao băng đẹp nhất sẽ diễn ra ở Perseids vào ngày 12 – 13 tháng 8 với 60 ngôi sao băng mỗi giờ; và Geminids vào ngày 13 – 14 tháng 12 với tận 120 sao băng mỗi giờ.
3. Quan sát đường chân trời sự kiện của Hố đen Vũ trụ
Vào tháng Tư năm nay, một dự án có tên là Kính viễn vọng chân trời sự kiện đã khởi động nhằm chụp hình đường chân trời sự kiện của một hố đen. Đây là một nỗ lực chưa từng có tiền lệ để khám phá bí ẩn về hố đen. Đường chân trời sự kiện của Hố đen không phải là bản thân cái hố đen ấy, mà là cái phần hút mọi thứ vào trong đó, với một lực mạnh đến mức không thứ gì thoát được ra khỏi đó, kể cả ánh sáng
Cụ thể, ta cũng đang chờ những tấm ảnh chụp Hố đen Sagittarius A* – hố đen nằm chính giữa Dải Ngân hà. Hi vọng với nỗ lực 5 ngày đem liên tục quan sát, ta sẽ gặt hái được những hình ảnh nhân loại chưa từng chứng kiến.
Chúng ta sắp chụp được đường chân trời sự kiện của hố đen Sagittarius A*.
4. Khám phá Mặt Trăng
Con người đang dự định quay trở lại Mặt Trăng! Người cuối cùng đặt chân lên bề mặt của nó là phi hành gia Eugene Cernan của NASA vào thời điểm năm 1972. Và năm tới, chúng ta đang có kế hoạch viếng thăm Mặt Trăng một lần nữa.
Lần đầu tiên trong lịch sử của đất nước, Ấn Độ dự định phóng một chiếc máy chuyển động lên Mặt Trăng vào năm 2018. SpaceX cũng đang rục rịch với chuyến đi vòng quanh Mặt Trăng chở hai người trên đó. Chang’e 4 và Chang’e 5 của Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc thăm dò mặt tối của Mặt Trăng và đem về những mẫu vật ở đây.
Cũng có những lời đồn đoán rằng Mỹ sẽ đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm tới. Và đừng quên cuộc thi Lunar Xprize nhằm đưa robot lên Mặt Trăng của Google.
5. Tàu thăm dò hạ cánh lên thiên thạch
Bạn có hứng thú với sự kiện tàu Rosetta và Philae gặp gỡ sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko? Nếu có, năm 2018 đảm bảo bạn sẽ còn phấn khích hơn nữa. Không chỉ có một mà đến hai tiểu hành tinh sẽ đáp xuống tàu thăm dò của chúng ta trong năm tới.
Vào tháng 6, tàu Hayabusa 2 của JAXA khởi động vào năm 2014, sẽ gặp gỡ một tiểu hành tinh gần Trái Đất có tên là Ryugu. Vào tháng 8, tàu OSIRIS-REx của NASA sẽ “chạm mặt” với tiểu hành tinh Bennu gần Trái đất.
Chắc chắn đây sẽ là những cảnh tượng ngoạn mục để thưởng thức. Và những mẫu vật của các tiểu hành tinh sẽ được tàu Hayabusa và tàu OSIRIS-REx đem về Trái Đất lần lượt vào 2020 và năm 2023.
6. Pháo hoa rực rỡ từ một ẩn tinh
Ản tinh là ngôi sao ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ có thể phát hiện ra nó bằng sóng radio.
Không thể dự đoán được chính xác thời gian, nhưng có thể vào đầu năm tới một ẩn tinh sẽ bay rất gần một trong những ngôi sao sáng nhất trong thiên hà của chúng ta. Khi điều này xảy ra, sẽ có một vụ nổ pháo hoa thiên văn ấn tượng và các nhà khoa học có thể đo được khối lượng, trọng lực, từ trường, gió sao và đặc tính của đĩa sao này.
7. Tàu thăm dò sao Thủy
Tàu Cassini đã kết thúc nhiệm vụ của mình vào năm nay, tàu Juno thì đang thám hiểm sao Mộc nên chúng ta cần thêm tàu thăm dò để khám phá những hành tinh khác. Và vào năm 2018, ESA và JAXA sẽ thực hiện sứ mệnh chung của họ – tạo ra tàu BepiColombo để thăm dò sao Thủy – hành tinh gần nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta.
Mặc dù con tàu này sẽ không được phóng lên sao Thủy mãi đến năm 2015, nhưng chúng ta vẫn có rất nhiều thứ để mong đợi từ chúng trong năm tới!