Lý do sự ‘cho đi’ và ‘đạo đức’ chính là bí quyết thành công của người giàu có

0
1031

Bí quyết làm giàu thực sự đó là “cho đi” và “đạo đức”. Có cho thì mới có được, có đức thì mới có tài vật; nếu như bạn có thể làm được như vậy, thì bạn cũng đã thành công rồi!

Tiền là phải thông tài, phải lưu thông, tiêu tốn tài năng thì mới đạt được nhiều thêm nữa… Nhưng ở đây cần phải chú ý, không phải sau khi có tiền thì xa hoa dâm đãng, mà phải biết chi tiêu chính đáng.

Hơn 2.000 năm trước, tại Ấn Độ có một phú ông gọi là Thiện Thi, ông thường bố thí cho người nghèo khổ không nơi nương tựa. Bởi vậy ông được mọi người gọi là “cấp cô độc trưởng lão”. Phú ông này trước sau có đến 7 lần khánh kiệt gia tài vì giúp đỡ người khác, nhưng kỳ lạ là sau mỗi lần như vậy thì tiền kiếm được lại càng nhiều hơn.

Vào cuối thời kỳ Xuân Thu tại Trung Quốc cũng có Phạm Lãi, là đại phu của Việt Vương Câu Tiễn, sau ông đổi tên đổi họ thành Đào Chu Công, làm nghề buôn bán. Làm ăn không bao lâu, ông phát tài to. Sau khi phát tài, ông đem tất cả tiền của ra bố thí hết, cứu tế bần khổ. Sau khi bố thí hết, ông bắt đầu lại từ buôn bán nhỏ. Làm được vài năm, ông lại phát tài, phát tài rồi ông lại bố thí. Trên sách sử ghi chép “tam tụ, tam tán”, ông có thể tán tài ra, bố thí ân đức.

Trong kinh tế học có giả thuyết, nếu muốn trở nên giàu có, không chỉ cần phải “có tầm nhìn, giỏi nắm bắt cơ hội…”, mà quan trọng hơn là phải có ý thức kinh doanh “có thể cầm 7 phần thì chỉ lấy 6 phần, có thể cho 3 phần thì cho 4 phần”. Quả đúng là như vậy, có “cho” thì sau đó mới có “được”, sự nghiệp mới có thể ngày một phát triển xán lạn!

Cũng có người nói, bí quyết của kiếm tiền càng không thể tách khỏi hai từ này, đó chính là “đạo đức”.

Kinh doanh là không tách rời việc trao đổi hàng hóa giữa người với người. Nếu như mỗi lần trao đổi, bạn đều chiếm rất nhiều thứ của người ta. Trên bề mặt thì có vẻ như bạn kiếm được nhiều hơn, còn người ta chịu thiệt, người ta sẽ nói với mọi người rằng bạn buôn bán gian xảo, thất đức. Từ đó tự nhiên người tìm đến bạn để trao đổi ngày càng ít đi, thời gian dài như vậy thì chính là lợi nhuận không có.

Trái lại, mỗi lần bạn kiếm được rất ít, còn người trao đổi với bạn kiếm được nhiều. Nếu như anh ta là tiểu nhân, anh ta sẽ nói với bạn bè rằng bạn thật ngốc, đáng nhẽ kiếm được nhiều tiền lại không biết kiếm mà để cho người khác. Lần sau anh ta không chỉ tìm bạn để trao đổi, mà còn dẫn thêm bạn bè đến để trao đổi với bạn.

Còn nếu như anh ta là quân tử, anh ta sẽ nói với bạn bè mình rằng bạn là một người nhân nghĩa, biết rõ có thể có nhiều lợi nhuận, nhưng lại để cho người khác. Vì thế anh ta và bạn bè mình đều tìm đến bạn để trao đổi.

Như vậy, kết quả chính là, cho dù là tiểu nhân hay quân tử, thì anh ta và bạn bè đều sẵn lòng tìm đến bạn để trao đổi buôn bán, đây chính là thành quả của Đức.

Mặc dù bạn mỗi lần chỉ kiếm được một chút, nhưng số người tìm đến bạn để trao đổi ngày một tăng, thì bạn cuối cùng nhất định cũng là buôn bán có lời. Có đôi khi trong quá trình buôn bán có xuất hiện mâu thuẫn, nhưng bạn xử lý mâu thuẫn là căn cứ vào lý, dựa vào lý mà nói, tự nhiên đối phương đều sẽ khâm phục khẩu phục, cho rằng bạn không nịnh bợ. Họ từ đáy lòng mà bội phục bạn, sẵn lòng trở thành bằng hữu của bạn. Cũng nhờ vậy mà người tìm đến bạn để trao đổi buôn bán ngày càng nhiều lên.

Bởi vậy, việc kinh doanh là lưu lại cho mình một chỗ trống, chớ tham lam mà kiếm được quá nhiều. Miễn là bạn hiểu đạo đức, khi giao tiếp với người khác mà làm được hai chữ này, thì tiền bạc chính là kết quả cuối cùng

Sưu tầm