Trang chủ Giáo dục Trí tuệ cao nhất là biết kiểm soát cảm xúc

Trí tuệ cao nhất là biết kiểm soát cảm xúc

0
436
Ảnh: Adobe stock.

Một người có trí tuệ thực sự sẽ luôn biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân… 

Trong “Sử ký – Sở thế gia” có một câu chuyện như vậy.

Một hôm, có cô gái nước Sở tranh giành lá dâu với một cô gái nước Ngô. Cô gái nước Sở bị thua nên đã tức giận chạy về nhà tìm cha giúp cô hả giận.

Cha của cô gái nước Sở đã gọi họ hàng thân thích đến nhà của cô gái nước Ngô để nói chuyện. Hai nhà gặp nhau dẫn đến mâu thuẫn và xảy ra ẩu đả tàn nhẫn, vô tình gây chết người.

Tộc trưởng hai ấp láng giềng nước Ngô và nước Sở nghe thấy dân chúng địa phương mình bị đánh chết, trong cơn nóng giận đã quyết định công phạt lẫn nhau, cuối cùng nước Sở đã tiêu diệt ấp láng giềng nước Ngô. Vua Ngô biết được tin liền điều động binh mã thảo phạt nước Sở. Binh lính giao tranh, cả hai nước đều chịu thiệt hại, mỗi quốc gia đều hướng tới suy bại.

Vốn dĩ là hai nước láng giềng thân thiết, giờ lại dẫn đến đánh nhau tới một mất một còn. Tuy nhiên, trong số họ có ai nhớ tới nguyên nhân ban đầu dẫn đến mâu thuẫn chỉ bởi tranh giành một đám lá dâu?

Trên thực tế, chúng ta cũng thường gặp những câu chuyện tương tự như vậy trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nhiều lúc chỉ vì không kiểm soát được cảm xúc của bản thân, một chuyện rất nhỏ lại bị thổi phồng thành chuyện lớn, cuối cùng dẫn đến quấy nhiễu, đảo lộn cuộc sống vốn bình lặng của bản thân và của người khác.

Khống chế được cảm xúc mới có thể kiểm soát cuộc sống

“Trang Tử” có câu: “Nhân mạc giám vu lưu thủy, nhi giám vu chỉ thủy, duy chỉ năng chỉ chúng chỉ”.

Ý tứ là, tâm tình con người không thể thay đổi nhiều lần như dòng nước chảy, chỉ khi trong lòng như dòng nước tĩnh lặng thì mới có thể sống được an nhiên bình thản.

Bước đi tại thế gian, sự chuyển biến từ non nớt đến trưởng thành của một người chẳng qua cũng là quá trình từ hành động theo cảm tính đến hành động theo lý tính.

Có một câu nói rất hay như vậy: “Một người có trái tim trong sạch không tồn tại cảm xúc dư thừa và ý nghĩ bậy bạ, người như vậy mới có thể mang đến cảm giác an toàn cho mọi người xung quanh”.

Một người càng ưu tú, khi đối mặt với vấn đề sẽ càng hiểu được sự bình tĩnh và tỉnh táo, không bị cảm xúc chi phối.

Chỉ khi chúng ta biết tỉnh táo làm người, lý trí làm việc, kiểm soát được cảm xúc thì mới nắm vững được kiếp nhân sinh.

Cảm xúc được ẩn trong nhận thức của bạn

Có một câu trong “Tình tự khả khống lực” như sau: “Cảm xúc, bất quá là phản ứng đối với cảnh vật xung quanh, bạn nhìn hoàn cảnh như thế nào thì sẽ biểu hiện ra cảm xúc như thế”.

Khi đứng dưới chân núi, bạn sẽ cảm nhận được bóng mặt trời lúc hoàng hôn, còn khi ở trên đỉnh núi, bạn sẽ cảm nhận được “mình vừa nhìn thấy ngọn núi nhỏ”.

Khi bạn ở trên sông, bạn sẽ phàn nàn về tiếng động ầm ĩ của dòng chảy. Nhưng khi ở bên bờ sông, bạn sẽ cảm thán rằng “Trời thật trong và nước sáng quá!”.

Nói cho cùng, tu luyện cảm xúc chính là tu tầm mắt và luyện nhận thức, cuối cùng đạt thành cách nhìn vấn đề.

Cảm xúc thực ra là một loại lựa chọn

Điều này có nghĩa là bạn lựa chọn không cho cảnh vật ở thời điểm hiện tại ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bạn trong tương lai, không để hành động của người khác kiểm soát tâm tình của mình.

Khi đối diện với sự đời vô thường, chúng ta nên dùng tâm thái bình tĩnh để xử lý các tình huống biến hóa của cuộc sống.

Tổng hợp