30 năm hun đúc lửa nghề và khát vọng nâng tầm vẻ đẹp cho quý ông Việt

0
1081

Trong xu thế phát triển như vũ bão của ngành thời trang nói chung, mảng thời trang Âu phục nam vẫn còn khá “khiêm tốn”. Đi ngược với số đông đang tìm cách vươn ra thị trường thế giới, có một nghệ nhân bằng tài năng lẫn tâm huyết của mình đang nỗ lực mang về những sản phẩm chất lượng quốc tế với khát vọng to lớn  “Tôn vinh vẻ đẹp của quý ông Việt”.

Truyền thừa và kế tục tinh hoa từ gia đình

Đó là câu chuyện của anh Tú – một nghệ nhân có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc, đặc biệt là thời trang Âu phục với các sản phẩm vest sang trọng và lịch lãm. Giữa thời buổi ngành thời trang được công nghiệp, thương mại hóa theo tiêu chí nhanh – nhiều – đẹp – rẻ, nghề may mặc theo lối thủ công truyền thống được xem là “của hiếm”. Nhất là đối với những người gắn bó với nghề hơn nửa đời người như anh, sản phẩm tạo thành nó cũng đúc kết nhiều giá trị từ bàn tay con người, những thứ máy móc không thể nào so sánh được.

Đến với nghề từ năm 10 – 11 tuổi, trong tâm trí của người nghệ nhân lúc đó chỉ nghĩ đơn giản là thấy cha mình bận rộn với công việc mình vào phụ giúp một tay. Với tuổi ăn, tuổi chơi lúc ấy ít đứa trẻ nào có khái niệm về những điều vĩ mô kiểu “đam mê” hay “sự nghiệp”. Có lẽ đó cũng là một lợi thế giúp anh tiếp thu toàn bộ mọi kinh nghiệm về nghề may của cha mình, từ cách đo đạc, … cho đến cách cắt và đường chỉ may như thế nào? “Mình cứ học rồi làm đi làm lại những công việc đó suốt nhiều năm, riết rồi đam mê theo nghề từ lúc nào không hay!” – anh Tú chia sẻ.

Nghề may Âu phục từng có một thời kỳ hoàng kim trong lịch sử thời trang dành cho quý ông Việt Nam. Những bộ vest khi đó lúc giá trị cao nhất có thể lên đến hơn 1 cây vàng – 1 gia tài không phải nhỏ đối với nhiều người. Đối với những nghệ nhân may vest thời đó cuộc sống khá là thoải mái, giúp họ chuyên tâm vào chất lượng của sản phẩm một cách tối đa. Cả người mua cũng vậy, bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu bộ vest hiển nhiên họ phải giữ gìn, chăm chút cho tài sản “bộ mặt bên ngoài” của mình. Nghề may vest vào thời điểm đó có giá trị về vật chất lẫn tinh thần là vì lẽ đó.

Ngày nay, tuy vẫn âm thầm phát triển nhưng các dòng vest Âu phục đặc trưng của phong cách quý ông lịch lãm còn khá ít tiếng nói trước các trào lưu thời trang trẻ hiện đại. Nghề may truyền thống đứng trước sự cạnh tranh cũng như sức ép từ công nghệ, khuynh hướng thẩm mỹ & cả những tiêu chuẩn sống mới được định hình cho cả một thế hệ. Nhiều người trẻ bây giờ thường theo giải pháp an toàn “Chọn nghề có thu nhập ổn định” hơn là “Học thật giỏi nghề rồi thu nhập sẽ đến”. “Nếu không thực sự đam mê và có tình yêu lớn, khó ai dám đợi đến lúc mình giỏi nghề để có thu nhập cao hơn!” – anh Tú bộc bạch.

Vươn tới những đỉnh cao trong nghề

Tuổi nghề chiếm hơn quá nửa tuổi đời, đối với nhiều người là quá đủ điều kiện để thăng hoa trong sự nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, khi chia sẻ về vấn đề này anh Tú chỉ cười khiêm tốn “Anh đi đến cái đỉnh của nghề ở khoản thành thạo mọi kỹ năng & kinh nghiệm làm việc. Còn cái đỉnh thành công trong kinh doanh vẫn nằm ở phía trước nên anh phải tiếp tục cố gắng!”. Người ta có thể học nghề nào đó kinh doanh nhưng kinh doanh cũng tự nó đến như một điều tất yếu khi người đó  quá thành thạo về nghề của mình. Để thực sự vươn lên “cái đỉnh” trong nghề, ngoài kế tục tài nghệ từ người cha anh Tú cũng đã trải qua 7 năm làm việc nghiêm túc ở một thương hiệu may dành cho khách nước ngoài tại Việt Nam. 7 năm đó là một quá trình đúc kết kinh nghiệm từ  cọ xát thực tế, ý kiến của khách hàng cũng như các kỹ thuật đo may độc đáo khác. Không phải ngẫu nhiên ở nước ngoài, trị giá của một bộ vest làm bằng thủ công có thể lên tới hàng ngàn USD. Chính điều đó thôi thúc ý định của anh Tú “Mình đã làm tốt sản phẩm cho khách nước ngoài tại sao không thể mang điều đó cho người Việt Nam mình?”.

Nhận thức về cái nghề, cái nghiệp của anh Tú cũng trưởng thành dần theo năm tháng. Từ chỗ học & làm giỏi cho bản thân nay trở thành mục tiêu tạo thu nhập tốt hơn cho gia đình cũng như chia sẻ cho những người đang theo nghề với mình. Từ chỗ xây dựng một thương hiệu kinh doanh riêng, nay anh mơ tới một lý tưởng lớn hơn đó là bảo tồn lưu truyền nghề may vest cho các thế hệ mai sau. Ý chí cùng nguồn cảm hứng đó lôi cuốn cả hai người em ruột và cả vợ anh tham gia vào kế hoạch một dự án lớn về thương hiệu vest trong vài năm trở lại đây. “Khi mở ra SaigonParis, mình chỉ tâm niệm nỗ lực hết sức phục vụ khách hàng bằng giá trị thực chứ chưa dám nghĩ là nó trở thành một cái gì to lớn hoành tráng!” là cái cách anh Tú chia sẻ về dự án đang ấp ủ của mình. Bước vào kinh doanh khi năng lực thực sự chín muồi, cách nhìn nhận của anh về mọi thứ cũng tròn vẹn hơn. Cái nghề trước hết phải giúp người ta nuôi sống được bản thân & gia đình mình rồi mới có thể dồn tâm huyết phục vụ khách hàng tốt hơn. Khi đó, danh tiếng nghề sẽ tự động có được. Rồi bản thân nghề tự nhiên được bảo tồn & lưu truyền cho các thế hệ sau.

Tôn vinh vẻ đẹp quý ông Việt bằng giá trị thật

Trong buổi giao thời của nhu cầu thưởng thức cái đẹp & nghệ thuật, không ít người vẫn còn yêu thích các sản phẩm được làm từ bàn tay của những nghệ nhân lành nghề. Bởi nói cho cùng, máy móc có thể làm nhanh và chính xác hơn con người nhiều thứ nhưng nghề may nó có “cái hồn” riêng của nó, công nghệ không thể nào làm được. “Bộ vest thực sự đẹp khi chính từ một người cùng đo đạc và cắt may. Người thợ phải thấy, phải “cảm” trực tiếp hình dáng cũng như tính cách của khách hàng sản phẩm  may ra mới hoàn hảo được”- anh Tú chia sẻ một bí quyết kỹ thuật trong nghề may vest của mình.

Trong lĩnh vực may mặc, rất khó để cắt nghĩa chính xác thế nào là “đẹp” bởi quan điểm của mỗi người là khác nhau. Vest tượng trưng cho một quý ông ở các phẩm chất đẹp, lịch lãm, chín chắn, sang trọng,… nhưng điều đó không có nghĩa ai cũng đủ kiến thức lựa chọn cho mình một bộ vest chuẩn. Anh Tú đúc kết quan điểm của mình như sau: “Làm cho khách hàng bằng cái tâm. Cái tâm đó xuất phát từ thực tài và kinh nghiệm của mình”. Chính vì vậy anh từng nhiều lần từ chối đưa thương hiệu của mình phát triển theo hướng đại trà, sản xuất số lượng lớn vì lý do rất khó kiểm soát chất lượng.

“Mỗi khách hàng đến với mình là một câu chuyện. Họ gửi gắm kỳ vọng được tôn vinh giá trị bản thân qua sản phẩm của mình làm ra!” – anh Tú hồi tưởng. Qua đó mới thấy được mỗi một bộ vest làm ra đẹp thôi là chưa đủ còn phải thoải mái khi mặc, đồng thời phù hợp với vóc dáng, màu da,… kể cả thói quen cử động của khách hàng. Chưa hết, người nghệ nhân cũng phải liên tục làm mới mình bằng việc cập nhật các xu hướng thời trang mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Khởi nguồn từ cái tâm, đích đến của mỗi sản phẩm đó chính là mong muốn giá trị đẹp, sang trọng và tạo cảm giác gần gũi cho khách hàng trong giao tiếp công việc hay cuộc sống thường ngày.

Anh chia sẻ thêm: Tôi có nhiều khách hàng là Việt kiều đôi khi muốn may vest nhưng do bận công việc hay một lý do nào đó không về Việt Nam được, khách hàng chỉ cần gửi số đo qua email hoặc zalo, viber, tin nhắn,…là tôi may cho họ và gửi qua nước ngoài, khi khách hàng nhận được họ rất hài lòng, vui vẻ vì ưng ý và mặc rất vừa vặn,… có những khách hàng là mối ruột chỉ may của tôi không may nhà may nào khác nữa. Đó cũng là niềm vui khích lệ tôi phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Lấy tâm niệm làm đẹp cho khách hàng bằng những điều tốt nhất là hoa tiêu dẫn đường anh đồng hành với nghề. “Bởi sau nhiều năm nữa mình già nên rất cần những người tiếp bước nghề mình được trường tồn!”. Hành trình của người nghệ nhân làm vest này sẽ luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt để những người đi theo sứ mệnh làm đẹp cho các quý ông Việt Nam thêm vững vàng tiến tới.

Hiện nay nhà may của anh Tú nhận may tất cả áo vert, sơ mi và quần tây theo đơn đặt hàng và trực tiếp đến nơi may đo nếu khách hàng yêu cầu. 

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ:

266/31 Đường số 8, phường 11, Quận Gò Vấp, TP. HCM

Số điện thoại: (84) – 0934300277 –  0764687309

Email: saigonparis.vn@gmail.com

Website:  saigonparis.vn

https://www.facebook.com/saigonparis.vn

Trung Lân