TS. Đỗ Văn Phú – Nhà định lượng toán thương hiệu Quốc tế ‘Sự mệnh tạo giá trị tỷ đô cho thương hiệu Việt’

0
1339

Hơn 30 năm kể từ ngày đổi mới kinh tế, Việt Nam dù có những tên tuổi doanh nghiệp lớn nhưng gần như vẫn còn nằm trong “Vùng trũng” trên bản đồ thương hiệu thế giới. Từ doanh nghiệp mới thành lập đến tập đoàn lâu năm, phát triển thương hiệu là một bài toán khó giải quyết.

* TS. ĐỖ VĂN PHÚ: GÓI CÂU HỎI TƯ DUY VỀ ‘THƯƠNG HIỆU’ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VIỆT

* Đại học Luật TP.HCM: Tổ chức chương trình Hội thảo ‘Khởi nghiệp 4.0’

* Ấn phẩm Thế Giới Khởi Nghiệp – tập 9

Trăn trở đó chính là động lực để anh Đỗ Văn Phú – Giám đốc chiến lược thương hiệu Hội doanh nghiệp Việt, chương trình hoạch định nên một dự án dài hạn xây dựng bản sắc cho Thương hiệu Việt qua Định hình –  Định tính – Định lượng giá trị thương hiệu.

TS. Đỗ Văn Phú: Giám đốc Công ty TMDV The Wi – Giám đốc danh dự NXB tổng hợp – Giám đốc chiến lược thương hiệu hội Doanh nghiệp Việt.

Khởi nguồn từ niềm đam mê sách

Tốt nghiệp ĐH Kinh tế năm 2006, Đỗ Văn Phú hoạch định cho mình rất nhiều dự án lớn. Nó gắn liền với các công việc của anh những năm tháng sinh viên đó là luyện thi đại học và cộng tác viên sách. Tình yêu dành cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo của anh bắt đầu được nhen nhóm: “Từ những lần đứng lớp dạy luyện thi và cố vấn xuất bản sách, mình mới nhận ra giới trẻ Việt Nam đang rất khát khao tri thức thực tiễn để phát triển bản thân!” – anh Phú hồi tưởng lại. Cùng lúc đó, trong quá trình tương tác với các bạn trẻ, anh Phú nhận ra một bất cập của giáo dục lúc bấy giờ.

Đó là thực trạng nhiều học sinh – sinh viên thiếu động lực học, không biết học để làm gì. Đến khi tốt nghiệp ra trường lại làm công việc trái ngành hoặc không biết làm gì. Anh tâm sự: “Nhiều bạn ra trường đã 2 – 3 năm vẫn loay hoay tự hỏi: “Tôi là ai?”, “Tôi muốn gì?”, “Tôi học ĐH để làm gì?”,… rồi đi làm vì lương, thiếu lý tưởng và định hướng phát triển”. Anh Phú nhận ra ĐH là cánh cửa vào đời, chỉ cần định hướng tốt nữa thôi có thể giúp nhiều người phát triển. Từ suy nghĩ đó, anh bắt đầu cố vấn các thể loại sách xu hướng và định hướng thị trường cho các nhà xuất bản.

Đồng thời, anh còn phát triển các cộng đồng đọc sách lớn nhỏ, bắt đầu từ các lớp học của mình. “Mong muốn của mình lúc đó là thay đổi tư duy và nhận thức của người Việt. Đọc sách chính là con đường ngắn nhất để thành công!” – anh chia sẻ. Dự án đầu tiên của anh Phú không phải đợi quá lâu để có kết quả. Doanh thu, thị phần, thị trường sách của các nhà xuất bản tăng trưởng đáng kể, nhất là các đầu sách online. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn đó là tinh thần “Đọc để phát triển” của anh Phú đã lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều cộng động và hội nhóm. “Các bạn sinh viên, nhân sự doanh nghiệp có thói quen đọc sách, chủ động vận dụng kiến thức vào trong công việc và cuộc sống. Đó là tín hiệu đầy phấn khởi!” – anh cho biết.

Góc nhìn thực trạng chung của các doanh nghiệp

Đi lên từ chuyên ngành Toán ĐH Kinh tế và sau này là luận án Toán thương hiệu tại ĐH Hamburg (Đức), khái niệm “Toán thương hiệu” qua Độ Sâu Thương Hiệu và Độ Phủ Thương Hiệu với những công thức và thang đo độc quyền. Bởi trong suốt nhiều năm, đối với các doanh nghiệp “thương hiệu” là điều dễ nói nhưng không dễ phân tích hay đo lường bằng con số cụ thể. Anh luôn tự hỏi: “Nếu thương hiệu chỉ là những giá trị vô hình làm thế nào để định lượng và chuyển nó thành giá trị hữu hình?”.

Trở về Việt Nam, anh Phú hoạch định cho mình sứ mệnh lớn đó là thay đổi tư duy làm thương hiệu và tạo dựng hệ giá trị rõ nét cho thương hiệu Việt. Nhiều vấn đề “hóc búa” của thực trạng doanh nghiệp được mổ xẻ: Đầu tư nhiều nhưng không lớn nổi, bao nhiêu năm vẫn dậm chân tại chỗ, doanh số tốt ở thị trường này nhưng thất bại ở thị trường khác,… tất cả đều xoay quanh bài toán thương hiệu.

 

Ông Bùi Xuân Dư, Giám đốc Doanh nghiệp Hoàng Anh Minh ( Hà Nam).

“Thực chất, giá trị của một doanh nghiệp được đo bởi giá trị thương hiệu chứ không phải khối lượng tài sản doanh nghiệp đó sở hữu!” – anh Phú cho biết. Toán thương hiệu và ứng dụng thực tế: Định hình – Định tính – Định lượng của Doanh nghiệp giá trị còn mù mờ về: Hệ thống nhận diện, định hướng truyền thông, Maketting, Sales,… khi ra thị trường, cung cấp các gợi ý giải pháp tháo gỡ thực trạng doanh nghiệp Việt. “Đa số doanh nghiệp Việt hiện giờ không hiểu hoặc biết rất mù mờ về truyền thông thương hiệu. Họ cần một chiến lược định vị và truyền thông thương hiệu bài bản khi bước ra thị trường!” – anh Phú cho biết.

Hợp tác cùng Doanh nghiệp du lịch Travel 247 của Giám Đốc Trần Lộc.

Bên cạnh đó, anh Phú còn chia sẻ không ít những bất cập trong tư duy làm thương hiệu của các doanh nghiệp Việt. Phổ biến là tư duy lối mòn, chạy theo đám đông và làm theo cảm hứng, thiếu quy trình chuẩn cụ thể. Điều đó dẫn đến việc chủ doanh nghiệp không thấy được lợi ích cụ thể và không khai thác được nguồn lực từ thương hiệu. Ngay cả khách hàng nhìn vào cũng không hiểu, không lưu giữ được bất kỳ ấn tượng nào.

Anh Phú nhấn mạnh “Toán thương hiệu không chỉ đơn thuần là sale – marketing nó phải xuất phát từ giá trị cốt lõi doanh nghiệp muốn xây dựng!”. Nhiều tiềm năng phát triển thương hiệu Việt Theo anh Phú, tiềm năng và cơ hội phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là rất nhiều. Cái chúng ta còn thiếu đó là định hướng, tầm nhìn rõ ràng và những yếu tố cốt lõi tạo giá trị thương hiệu thực sự. Để làm ra một thương hiệu mạnh cần có quy trình chuẩn hóa các giá trị và các giai đoạn rõ ràng.

CT. HĐQT Công ty XNK Quốc tế SHTC ông Nguyễn Thanh Sơn – Tư vấn
Hợp tác Doanh Nghiệp Việt Đức về kinh doanh xuất nhập khẩu.

Anh cắt nghĩa: “Điều đầu tiên mình nghĩ doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy làm thương hiệu. Không phải lên truyền hình hay xuất hiện ở các chương trình này kia nghĩa là mình có
thương hiệu tốt rồi!”. Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu những lợi thế lớn cho việc xây dựng thương hiệu: nguồn nguyên vật liệu tốt và dồi dào, các mô hình gia công đa dạng phong phú và quan trọng nhất là lợi thế về nguồn nhân lực trẻ năng động và sáng tạo. Các
nguồn lực đó là quá trình tích lũy theo năm tháng, là tiền đề lý tưởng khi ta khai thác đúng cách.

Hợp tác Phát triển cùng Đơn vị Truyền thông Kinhteplus: Bà Văn Thu Huyền (Áo vàng) – Trưởng ban, Bà Nguyễn Phương Loan – P. Tổng biên tập (áo xanh).

Anh Phú lập luận: “Xây dựng thương hiệu là hành trình liên tục, cần thời gian và sự kiên trì chứ không phải làm một lần là xong.” Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược định vị thương hiệu anh Phú đề cập tới đó là doanh nghiệp phải xác định được giá trị cốt lõi của mình. Trước sức ép đào thải của thị trường và cạnh tranh bề nổi của các đối thủ, nhiều doanh nghiệp bị chao đảo giữa 2 luồng định hướng “Thương hiệu” hay “Khách hàng” làm trọng tâm.

Anh Phú nhấn mạnh: “Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu rất quan trọng”. Từ những đóng góp của anh Đỗ Văn Phú, có thể nhìn thấy rằng thị trường luôn rộng mở vô số lợi thế để doanh nghiệp Việt phát triển thương hiệu. Vấn đề doanh nghiệp Việt còn thiếu quy trình chuẩn thật sự làm thương hiệu, từ giá trị cốt lõi, hệ thống nhận diện hữu hình và vô hình, định vị, truyền thông, chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, Marketing và sale.

TRUNG LÂN