Bậc thầy tâm lí: Muốn thành công, đừng dại dột tìm lý do từ người khác!

0
347

Chỉ có kẻ bất tài mới mang thói quen tìm lý do từ bên ngoài che đậy lỗi lầm của bản thân. Muốn thành công, thay vì trách cứ người khác, chúng ta nên dùng thời gian đó để mở rộng khuôn mẫu, thoát khỏi tình trạng khó khăn của hiện tại.

Trong tác phẩm “Tả truyện” có viết:

“Ai cũng sẽ có lúc phạm sai, biết sai mà sửa là một điều tốt, không nên quá khắt khe với họ!”

Khi bạn mắc lỗi, phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là gì?

Bạn sẽ tìm cách đẩy trách nhiệm lên người khác, hay nghĩ lý do để chối bỏ lỗi sai của chính mình?

Dù chọn phương án nào kể trên, bạn cũng nên nhớ rằng: Khi chỉ tay vào người khác, ba ngón còn lại vẫn sẽ chỉ về hướng mình.

Điều tối kị của một người muốn thành công chính là luôn đổ lỗi cho người khác mà quên đi trách nhiệm của chính mình.

(01)

Người càng bất tài, càng thích bắt bẻ người khác.

Shen Juyun, một học giả nhà Thanh từng nói: “Đời người dại dột nhất là sống mãi trong lỗi chính mình, ác độc nhất là luôn tìm lỗi từ người khác.”

Những người chưa tìm hiểu nguyên nhân từ chính mình đã vội bắt bẻ ngược lại người khác thì thật là thiển cận.

Trên đường đời, mỗi người đều sẽ mang theo hai gánh nặng. Thứ nhất là sai sót của chính mình, thứ hai là lỗi lầm của người khác.

Nhiều người thường cố tìm lỗi của người khác, nhưng lại dễ dàng phớt lờ lỗi lầm của mình sau lưng.

Một triết học gia đã viết câu chuyện thế này:

Có ba con chuột dự định trộm dầu về ăn. Chúng bàn nhau sẽ chồng lên thành hình cột để dễ lấy.

Nhưng vừa trèo lên thì không may chai dầu bị hất đổ, khiến chúng hoảng sợ bỏ chạy tán loạn.

Sau khi trở về ổ, ba con chuột bắt đầu đùn đẩy trách nhiệm.

Con chuột trên cùng nói: “Tại con chuột giữa động đậy nên tôi mới làm đổ chai dầu.”

Con chuột ở giữa nghe vậy liền biện minh: “Là do con chuột dưới cùng đột nhiên di chuyển đấy chứ.”

Con chuột bên dưới cũng không chịu thua: “Tôi nghe thấy tiếng mèo kêu bên ngoài…”

“Tâm lý chuột” này là mẩu chuyện châm biếm và xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội.

Trong “Luận ngữ” có câu: “Kẻ tiểu nhân vô tội, người quân tử có tội.”

Nghĩa là người ác thì luôn cho rằng mình sai do kẻ khác, còn người chân thành thì luôn tự nhận lỗi về mình.

Một người khôn ngoan sẽ không bao giờ làm như vậy, bởi vì chỉ có kẻ bất tài mới mang thói quen tìm lý do từ bên ngoài che đậy lỗi lầm của bản thân.

(02)

Muốn bản thân phát triển từng ngày, chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào phát triển nội tâm!

Chắc hẳn ai cũng biết đến thí nghiệm này:

Chiếu một chùm sáng lên tường nhà, sau đó đặt tay trước nguồn sáng. Bóng của lòng bàn tay sẽ xuất hiện trên tường.

Nếu bạn muốn thay đổi hình dạng và kích thước của cái bóng, liệu bạn có thể trực tiếp sửa đổi trên tường không?

Đáp án là không! Bạn chỉ có thể thay đổi cử chỉ của chính mình.

Khi bạn học được cách tìm thất bại từ bản thân, không đổ lỗi cho người khác. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang dần thay đổi bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Khi Vương Dương Minh thành lập trường Tâm học, bị nhiều người công kích là tà ma ngoại đạo.

Các đệ tử của ông đã rất phẫn nộ, nhưng Vương Dương Minh lại nói rằng: “Là do chúng ta làm chưa đủ!”

Sau hôm đó, Vương Dương Minh bắt đầu phát huy mạnh mẽ tâm lý học, ông diễn giải để nhiều người hiểu biết, có chủ trương và kiến thức về nó.

Thay vì trách cứ người khác, chúng ta nên dùng thời gian đó để mở rộng khuôn mẫu, thoát khỏi tình trạng khó khăn của hiện tại, để bản thân ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

(03)

Không đổ lỗi, là cấp độ tu dưỡng cao nhất của một người!

Nhà văn người Anh Maugham có một câu nói rất nổi tiếng:

“Để một người thể hiện bản chất thật của mình, đó là cách hiệu quả nhất giúp họ thừa nhận trách nhiệm.”

Nếu là lỗi của bản thân, chúng ta nên can đảm chủ động chịu trách nhiệm.

Một người mẹ đưa cậu con trai mới học mẫu giáo đi mua trái cây.

Khi người mẹ đang lựa quả, cậu con trai vì cảm thấy nhàm chán đã lén dùng móng tay bấm lên những quả đào trên kệ. Sau khi về nhà, cậu bé vui vẻ kể với mẹ điều này.

Người mẹ nghe xong không nói lời nào mà dắt tay con quay lại tiệm trái cây ban nãy. Giải thích xong với chủ tiệm, cô ấy mua hết những quả đào nào có dấu móng tay đang bày bán.

Khi về nhà, người mẹ nói với con:

“Nếu con làm hư đồ của người khác, con phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Không được lãng phí, những quả đào này con phải ăn hết trong giờ cơm hôm nay.”

Bởi vì ăn đào quá nhiều, cậu con trai sợ hãi mà nhớ kĩ bài học này. Từ đó về sau không bao giờ dám tái phạm nữa.

Từ đầu đến cuối, người mẹ không hề trốn tránh trách nhiệm, đồng thời dùng hành động khác để giáo dục con trai mình.

Người không dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình sẽ không bao giờ làm nên sự nghiệp. Bởi vì mãi trốn tránh, nên anh ta không thể đi được lâu!

Trong cuộc sống này, nếu bạn muốn tạo ra sự khác biệt, bạn phải hiểu bản thân nên làm gì và không nên làm gì. Đừng đổ lỗi cho người khác mà hãy tỉnh táo tự soi xét chính mình nhiều hơn.

Tổng hợp