Nguyễn Thị Thanh: Phần 1 “Xúc tiến thương mại – nâng cao hiệu quả chiến lược marketing online”

0
731

Toàn cầu hóa đã thay đổi bản chất của hoạt động kinh doanh, từ chỗ tập trung sản xuất ra sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất có thể được, doanh nghiệp đã phải dịch chuyển sự chú tâm của mình ra thị trường. Đơn giản vì họ muốn khách hàng tin dùng và mua sản phẩm của họ hơn là đối thủ cạnh tranh. Và để làm được đều đó doanh nghiệp cần phải hiểu nhu cầu của khách hàng tốt hơn, họ cần truyền thông tốt hơn về sản phẩm của họ, và họ cần xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa thương hiệu với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Chính vì những lí do trên, marketing ngày càng trở nên một chức năng quan trọng trong các doanh nghiệp.

* Nguyễn Thị Thanh: Phần 2 “Xúc tiến thương mại – nâng cao hiệu quả chiến lược marketing online”

* Sự cần thiết và tầm quan trọng trong quản trị tri thức tại các tổ chức

* Luật an ninh mạng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tác giả Bài viết: Nguyễn Thị Thanh.

XÚC TIẾN THƯỜNG MẠI (PROMOTION)- NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC MARKETING ONLINE

Marketing là tiến trình doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dụng mạnh mẽ mối quan hệ với khách hàng nhằm đạt được những giá trị từ những phản ứng của khách hàng. Theo Philip Koler (2008):

Nhưng marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn cho nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần phải biết làm thế nào để xác định và phân khúc thị trường, xây dựng giải pháp hấp dẫn để chào hàng cho khách hàng, và xây dựng thương hiệu với định vị mạnh. Họ phải biết làm thế nào để làm giá cho giải pháp của mình một cách hấp dẫn và hợp lý và làm thế nào để chọn và quản trị kênh phân phối để đưa sản phẩm của mình đến tiêu dùng một cách hiệu quả. Họ cần phải biết làm thế nào đề quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình, để khách hàng biết và mua. Không chỉ thế, họ cần phải biết áp dụng chiến lược thị trường và phương pháp quản trị phù hợp với thị trường đầy kĩ thuật mới trong xu hướng toàn cầu hóa.

Ảnh minh họa.

Có thể nói, chiến lược marketing là một yếu tố mang tính quyết định đối với sự thành công của một doanh nghiêp. Vai trò chính của hoạt động marketing là việc kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường. Hiện nay không một doanh nghiệp nào có khả năng tồn tại và phát triển mà không gắn liền với thị trường. Đặc biệt trong xu thế phát triển của nền kinh tế toàn cầu là tự do hóa thương mại thì việc gắn kết đó lại càng có vai trò quyết định và quan trọng.

Bởi vì: Chiến lược Marketing là tập hợp các nguyên tắc và định hướng dẫn dắt hoạt động Marketing của doanh nghiệp trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Chiến lược giúp xác định rõ các mục tiêu Marketing nhất định của doanh nghiệp và một chương trình Marketing để đạt được những mục tiêu đó. Theo Philip Koler (2008):

Một doanh nghiệp để tồn tại được trong thị trường cần phải có các hoạt động chức năng như: sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực,… Tuy nhiên đây là những chức năng cơ bản nhất cần có khi thành lập một doanh nghiệp, còn để doanh nghiệp tồn tại được trong một nền kinh tế thị trường hiện nay thì chức năng quản lý sản xuất, chức năng quản lí tài chính chưa đủ. Hơn nữa, một doanh nghiệp muốn phát triển hoạt động kinh doanh của mình lại càng không thể chỉ dựa vào các hoạt động trên mà phải gắn kết các hoạt động này với hoạt động quản lý marketing.

Việc xây dựng chiến lược marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp trả lời các câu hỏi: nhu cầu thị trường là sản phẩm như thế nào? Lượng cầu là bao nhiêu? Khả năng chi trả của khách hàng ở mức nào? Làm thế nào để sản phẩm đến được tay khách hàng một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất?… Những câu trả lời này đã gắn kết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, góp phần đảm bảo cho sản phầm của doanh nghiệp sản xuất ra có thể tiêu thụ được, phát triển hoạt động doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương châm hành động của mình.

Như vậy, chính hoạt động marketing đã đặt cơ sở kết nối hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường. Đồng thời hoạt động marketing còn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho quyết định kinh doanh.

Ảnh minh họa.

Từ việc bán hàng theo 4P đến thương mại hóa theo 4C

Quan điểm xây dựng cộng đồng kêt nối của Philip Kotler thì cho rằng lấy 4C sẽ tốt hơn 4P:

Thay vì P1 (Product), người ta dùng C1 (Co-creation) đại ý rằng doanh nghiệp trong nền kinh tế kết nối, doanh nghiệp không nên tạo sản phẩm rồi mới khảo sát ý kiến của khách hàng, ví dụ như câu chuyện Rạp chiếu phim Beta xây dựng địa điểm tại TPHCM (2017) nhưng chưa khảo sát ý kiến của khách hàng, không hiểu được mong muốn, nhu cầu, văn hoá của khách hàng nên chiến lược thât bại mặc dù Beta Cinema rất thành công ở các địa điểm ngoại thành nhỏ lẻ. Trong thời đại của sự kết nối, đồng sáng tạo có nghĩa mong muốn rằng doanh nghiệp và khách hàng sẽ là người tạo nên sản phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện các cuộc khảo sát để hỏi mong muốn nhu cầu quan trọng nhất đối với khách hàng khi mua, sử dụng sản phẩm dịch vụ.

Thay vì P2 (Price), người ta dùng C2 (Currency) tức là chúng ta không nên lúc nào cũng suy tính sẽ rút được khách hàng bao nhiêu tiền hay doanh nghiệp xác định giá không phải từ các chi phí đã tính toán sẵn, vị trí địa lý,… mà chính là xác định giá trên nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất. Cũng như SPN đang thực hiện các khảo sát trong đó có cả về mong muốn của khách hàng về giá, đối tượng phân khúc khách hàng nào sẽ thích hợp với giá như thế nào. Cũng như câu chuyện, tầng lớp tri thức đa phần họ sẽ quan tâm giá cả phù hợp với chất lượng, tầng lớp lao động họ sẽ quan tâm sẽ bình dân,… từ đó mới đưa ra mức giá cụ thể cho sản phẩm và dịch vụ.

Thay vì P3 (Place), người ta dùng C3 (Communal activation) ý là doanh nghiệp không nên xác định vị trí theo mong muốn của mình và cái nơi bán sản phẩm của mình mà trước tiên phải hiểu khách hàng, phải hiểu nơi đâu là nơi thuận tiện nhất cho khách hàng để mua hay sử dụng dịch vụ.

Thay vì P4 (Promotion), người ta dùng C4 (Conversation) ý muốn nói rằng không phải doanh nghiệp lúc nào cũng phải chạy quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hay bỏ ra rất nhiều chi phí cho truyền thông. Mà trong thời đại con người đã phát triển về mặt nhận thức, sản phẩm và dịch vụ có được chấp nhận hay không là do khách hàng, việc bỏ quá nhiều kinh phí cho chạy quảng cáo sản phẩm không còn thuyết phục để họ có thể tin tưởng sản phẩm. Chúng ta nên thảo luận với khách hàng về họ thích sản phẩm như thế nào: có khách hàng họ tin chỉ cần sản phẩm được quảng cáo trên tivi là rất tin dùng nhưng có người chỉ cần họ thấy sản phẩm được đặt khuyến mãi trong các siêu thị là họ tin dùng. Cũng như câu chuyện của các quán buffet 99k được quảng cáo rất nhiều món nướng ngon được trưng bày, nhưng khi sử dụng dịch vụ thì “hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ”.



Điều này muốn rút ra kết luận rằng, chúng ta vẫn phải khảo sát thị trường, khảo sát nhu cầu của khách hàng trong thời đại nền kinh tế kết nối (4P sang 4C) để hiểu rõ nhu cầu khách hàng họ mong muốn là gì từ đó mới đưa ra chiến lược cụ thể và đúng đắn.



 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Philip Kotler (2017), Tiếp thị 4.0 dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số, Nhà xuất bản trẻ.
  2. Philip Kotler – Sách quản trị marketing – NXB Thống Kê – 2003
  3. TS Trương Đình Chiến -Giáo trình quản trị marketing — NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân-2014.
  4. (2005), FYI For Your Information, Schoolcraft College, https://www.schoolcraft.edu/pdfs/bdc/200503.
  5. An Binh/Singtel myBusiness, “Ngành thương mại điện tử Đông Nam Á và 5 xu hướng quan trọng”, http://www.brandsvietnam.com/17452-Nganh-thuong-mai-dien-tu-Dong-Nam-A-va-5-xu-huong-quan-trong.

Nguyễn Thị Thanh